Truyền thuyết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích. Tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng 5 km về hướng Nam. Đây là ngôi thiền viện lớn nhất ở Việt Nam theo dòng phái Trúc Lâm Yên Tử.

Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm các bài viết:

Chính vì thế ngài đã phác họa toàn cảnh thiền viện và đi tìm địa điểm thích hợp để xây cất. Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng chúng Phật tử vì vậy liền thuận theo ý ngài tiến hành các thủ tục xin cấp đất. 

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1993 đến năm 1994 thì hoàn thành do hòa thượng Thích Thanh Từ làm viện trưởng. Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc, trong đó có sự đóng góp ý kiến quan trọng của cố kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ người đã có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Dinh độc lập, Chợ Đà Lạt, nhà thờ Phú Cam,…

Bên trong thiền viện, được chia làm hai khu vực chính: nội viện và ngoại viện.

- Khu vực ngoại viện bao gồm Chánh điện, lầu chuông, gác trống, Tổ đường thờ Đạt Ma Sư Tổ,…

- Nội viện là nơi tập trung của các sư tăng và sư ni trong thiền viện.

Trụ trì hiện nay của Thiền viện Trúc Lâm là hòa thượng Thích Thông Phương, là một trong những cao đệ của hòa thượng Thích Thanh Từ.

Có thể nói, thiền viện là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp tọa lạc bên cạnh Hồ Tuyền Lâm. Từ hồ, du khách có thể đi theo con đường bậc thang 140 bậc lát đá để đến với khu thiền viện phía trên.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 

Đầu tiên, du khách bước qua cổng tam quan, rồi đến được khu chánh điện.

  • Bên trong điện thờ, ở giữa là tượng Phật Thích Ca, tay phải cầm hoa sen.
  • Bên phải Đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi trên lưng sư tử.
  • Bên trái Đức Phật là bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên lưng voi trắng 6 ngà.
  • Phía trên điện là những bức phù điêu được chạm trổ công phu, tinh xảo.
  • Bên ngoài chánh điện, phía bên trái sân là gác trống, bên phải là lầu chuông, bên trong có quả chuông nặng 1,1 tấn đúc ở Huế mang vào.
  • Phía trước chánh điện, là hồ Tịnh Tâm, đây là một hồ nước nhân tạo, được các nhà sư thả nuôi các loài cá và rùa, góp phần tăng cảnh quan gần gũi với thiên nhiên cho thiền viện.

Điểm đặc sắc ở thiền viện chính là vườn hoa, trong vườn, có rất nhiều loài hoa quý như Thiên điểu, Phù dung,… tất cả đều do các sư sưu tầm đem về tự ươm trồng và chăm sóc. Điều này làm cho khung cảnh thiền viện trở nên sinh động và không kém phần thơ mộng.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Hiện nay, thiền viện cũng đà hoàn thành hai công trình ý nghĩa lớn đó là khu tháp thờ Xá Lợi, khu ngũ lầu thờ tượng Phật Thích Ca do các phật tử Thái Lan dâng tặng.