Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ

Xuôi dòng lịch sử, tìm về với những khu chứng tích, một nơi có thể nói đem đến cho chúng tôi sự xúc động sâu sắc nhất đó là khi đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ.

Xuôi dòng lịch sử, tìm về với những khu chứng tích, một nơi có thể nói đem đến cho chúng tôi sự xúc động sâu sắc nhất đó là khi đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ. Có nhiều hiện thực đã xảy ra mà khi chúng ta được đến quan sát thì mới chợt nhận ra rằng, dân tộc ta đã trải qua quá nhiều mất mát, đau thương mà không một bút mực hay sách vở nào có thể lột tả hết được hoàn toàn.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm các bài viết:

Khu chứng tích Sơn Mỹ hay còn được gọi là Khu chứng tích Mỹ Lai, thuộc địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là nơi tưởng nhớ vụ Thảm sát Sơn Mỹ được thực hiện bởi một lực lượng của quân đội Hoa Kỳ vào sáng ngày 16/03/1968. Khu chứng tích gồm có hai khu vực chính: nhà trưng bày – là nơi trưng bày những hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ thảm sát. Và ngoài sân vườn là phục dựng lại những di tích còn sót lại sau thảm sát.


Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
Nhà trưng bày những hiện vật, tài liệu về vụ thảm sát

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
Nhà phục dựng ngoài sân vườn

Trong vụ thảm sát này, ngoài những người bị giết hại thì trong làng còn sót lại một số người may mắn được sống sót. Họ thoát chết được là nhờ có xác chết đè lên người họ. Năm 1978, khu chứng tích này được xây dựng để ghi nhớ tội ác chiến tranh, là di tích thảm sát duy nhất tại Việt Nam còn giữ được những bức ảnh quan trọng.

Vào sáng ngày 16/03/1968, quân đội Hoa Kỳ thực hiện truy quét lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ Lai (Sơn Mỹ). Sáng hôm đó là một ngày gặt lúa ở trong làng, người dân dậy sớm để chuẩn bị cơm nước để đem theo cho gia đình, nhưng vào lúc 5 giờ 30 phút sáng thì không gian lặng lẽ của ngôi làng bỗng dưng bị phá vỡ bởi những tràng pháo được bắn ra từ căn cứ quân sự của lính Mỹ. Lúc này người dân không hề hay biết việc gì đang xảy ra. Khoảng 30 phút sau pháo kích ngừng bắn và có 90 trực thăng chở hơn 100 tên lính Mỹ đổ bộ xuống cánh đồng lúa cách khu chứng tích này 500 m về phía Tây. Sau khi đổ quân thì binh lính Mỹ được lệnh hành quân xuống hai ngôi làng của Sơn Mỹ, đó là thôn Tư Cung và thôn Cổ Lũy mà lính Mỹ đã quen gọi là Mỹ Lai 4 và Mỹ Lai 2. Chỉ trong 4 giờ đồng hồ binh lính Mỹ đã bắn và giết tổng cộng 504 người, đốt cháy hơn 200 căn nhà dân và giết hại rất nhiều trâu bò gia súc. Binh lính dồn dân chúng gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già rồi tiến hành xả sung giết hại. Một số binh lính còn hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trước khi giết họ. Đến khoảng 11 giờ trưa thì lính Mỹ rút đi. Tới buổi chiều cùng ngày thì chỉ còn lại 20 người sống sót. Họ sống sót được là nhờ nằm dưới cùng những thi thể người thân của họ. Trong số 504 dân thường đã bị giết thì có đến 182 phụ nữ trong đó có khoảng 17 chị em đang mang thai sắp đến ngày sinh; 173 trẻ em thì đã có 56 trẻ sơ sinh. Trong khi đó, không một ai trong số lính Mỹ bị bắn. Quân đội Mỹ đã che đậy vụ việc cho đến khi nhà báo Seymour Hersh điều tra và công khai cho cả thế giới biết về sự việc này. Trích dẫn lời cáo trạng về vụ thảm sát:

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ

Trước khi quân Mỹ đổ bộ xuống thì đây là một ngôi làng trù phú. Sáng hôm đấy lính Mỹ đổ bộ giết hại 407 người ở thôn Tư Cung rồi tràn về phía Đông sát hại 97 người dân ở làng chài lưới. Và chỉ vỏn vẹn trong 4 giờ đồng hồ, binh lính Mỹ đã biến hai ngôi làng vốn bình yên và trù phú này trở thành một vùng đất chết.  

Xuất phát từ lí do, sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta, thông tin tình báo của Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hiện đang trú ẩn ở làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Nam. Cho nên, quân đội Mỹ ra lệnh tấn công vào các ngôi làng, “tìm và diệt”, đốt nhà cửa, giết vật nuôi, và có thể đầu độc tất cả các giếng nước.

Sáng 16/3/1968, đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai, trung đội 1 mở đường, hai trung đội khác bao vây bên sườn, sau khi đã nã một tràng pháo và đạn, không có một người lính Việt nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu thực hiện các hành vi tàn sát, giết hại dân thường, bao gồm phụ nữ, trẻ em và cả những người già. Những gia đình ẩn nấp trong các gian nhà lá hay căn hầm cũng không thoát được, những người giơ tay xin hàng cũng bị bắn giết và đâm bằng lưỡi lê, phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp tập thể…những cảnh tượng tội ác kinh hoàng, nhức nhối khôn xiết. Lính Mỹ bắn vào tất cả những gì động đây, thậm chí là những người không mang vũ khí, hay kể cả trẻ sơ sinh cũng bị sát hại. Hàng chục người dân vô tội bị chúng dồn xuống một cái mương nước rồi xả súng giết chết hàng loạt, biến mương nước thành bể máu.

Những hình ảnh tư liệu về vụ thảm sát được lưu giữ tại khu chứng tích:

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
Binh lính lùng bắt những người dân thường
Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
Những người già, phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị sát hại dã man
Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
Mô hình phục dựng cảnh bắt bớ, sát hại người dân của binh lính Mỹ

Chính người lính Mỹ cũng không thể chịu đựng được trước cảnh tàn sát người dân một cách thảm khốc như thế, một tên lính đã tự bắn vào chân mình vì quá kinh hoàng.

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
 

Một viên phi công thuộc phi đội thám không, khi đó đang lái trực thăng phía trên bầu trời làng Mỹ Lai khi đó đã tận mắt chứng kiến thảm cảnh này khi bay qua làng. Anh và phi đội nhìn thấy một người phụ nữ không vũ trang bị đánh vào người rồi bị bắt chết. Sau đó, chiếc trực thăng hạ cánh bên con mương – nơi có đầy những thi thể, có cả những người bị thương, bị lính Mỹ sát hại tập thể. Phi công Hugh Thompson yêu cầu một người lính ở đó giúp đỡ những người còn sống. Tiếp đó, họ thấy một nhóm người dân thường, bao gồm toàn trẻ con, phụ nữ và người già đang trong một căn hầm mà lính Mỹ đang tiến đến. Thompson hạ cánh và tuyên bố rằng nếu toán lính bắn vào dân thì anh sẽ giúp họ thoát khỏi nơi này. Có chừng 12-16 người trong hầm khi ấy đã được đưa lên trực thăng thoát khỏi vụ thảm sát này. Năm 1998, ba quân nhân Mỹ: Hugh Thompson, Glenn Andreotta và Colburrn được Chính phủ Mỹ trao tặng Huân chương vì đã ngăn chặn đồng ngũ giết hại thường dân, giảm số lượng thương vong trong vụ Mỹ Lai.

Hiện nay, ở khu chứng tích xây dựng một tượng đài để tưởng niệm về vụ thảm sát này:

Xuôi dòng lịch sử tìm về khu chứng tích Sơn Mỹ
 

Sau khi vụ việc được công bố, tin tức về vụ thảm sát Mỹ Lai đã gây một chấn động lớn, làm gia tăng phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của vụ thảm sát là làm thay đổi thái độ của công chúng thế giới, những người vốn thờ ơ với cuộc tranh luận về chiến tranh hay hòa bình đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận của họ. Những câu chuyện kinh hoàng về sự thật trong chiến tranh dần được hé mở. Cảm xúc khi đặt chân đến Khu chứng tích Sơn Mỹ thật sự khó tả, lòng đau xót khi nhìn lại những bức ảnh đồng bào ta bị sát hại một cách tàn nhẫn, những bằng chứng hiển hiện ấy đã tố cáo sự khốc liệt của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của quân xâm lược. Biết bao người dân thường đã hi sinh, và tôi tin chắc rằng, những người chỉ hay hay thực hiện nên vụ thảm sát trên phải chịu sự ám ảnh trong tâm hồn. Chiến tranh – dù là chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều kéo theo hệ lụy là sự mất mát, hi sinh của rất nhiều con người. Mỗi sinh mệnh đều đáng được trân trọng, đừng để những cuộc chiến tranh tranh giành vì lợi ích mà tước đoạt đi quyền sống của bất kì một ai.

Đi ngược dòng lịch sử như vậy, chúng ta mới cảm thấy yêu mến và trân trọng, trách nhiệm gìn giữ nền hòa bình to lớn đến như thế nào. Với trách nhiệm là một người thuộc thế hệ trẻ, chúng ta cần phải nỗ lực học tập, cố gắng phấn đấu thật tốt, tham gia các hoạt động xã hội và giúp đỡ mọi người, kính mến những mẹ Việt Nam anh hùng, góp phần xây dựng đất nước ta ngày một giàu đẹp hơn.

My My